Hotline

(028) ‎7300 8898

Email

lienhe@kdi.edu.vn

Giờ làm việc

Thứ 2 - 6: 8 AM - 5 PM

KDI EDU

TIN TỨC

Thiết kế phổ quát cho việc học (Universal Design For Learning) – P1 – Bối cảnh ra đời – Nguyên tắc chính của UDL

Ad xin chia sẻ đến Thầy cô một bức tranh lớn về phương pháp giảng dạy tích cực qua nhiều bài viết khác nhau, mỗi bài sẽ là một khía cạnh đi từ bối cảnh thực tế đòi hỏi sự ra đời của các phương pháp giảng dạy tích cực, cho đến các cơ chế vận hành của bộ não tác động đến việc học, và đi đến việc triển khai các phương pháp giảng dạy tích cực hiệu quả như thế nào.

Bài viết đầu tiên trong loạt bài này

Thiết kế phổ quát cho việc học (Universal Design For Learning) – P1 – Bối cảnh ra đời – Nguyên tắc chính của UDL

Nguồn hình ảnh: http://squareone.blog/universal-design-and-the-five-ws-and-how.

Loại bỏ các rào cản trong việc thiết kế chương trình giảng dạy có thể tiếp cận được với mọi đối tượng học sinh.

Trước đây Khi xuất hiện một học sinh gặp khó khăn trong lớp học, các câu hỏi thường tập trung vào học sinh: Em ấy có bị “vấn đề” trong học tập không? Kỹ năng đọc của học sinh này không bằng các em khác trong lớp? Em ấy không chú ý đầy đủ khi ngồi trong lớp hoặc làm bài tập về nhà? Cho đến gần đây, đã bắt đầu có những nghiên cứu tập trung vào vai trò của chương trình giảng dạy trong chủ đề này này.

Nhờ công trình của Giảng viên David Rose của Đại học Giáo dục Harvard, giám đốc giáo dục của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Đặc biệt (CAST), các nhà nghiên cứu và nhà giáo dục hiện đang kiểm tra liệu chương trình giảng dạy có thể có vấn đề như thế nào, chứ không phải là học sinh, và liệu những vấn đề này có thể được khắc phục như thế nào.

Ý tưởng về “vấn đề” trong chương trình giảng dạy nảy sinh khi Rose làm việc với các nhà tâm lý học thần kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng North Shore (gần Boston) để đánh giá những đứa trẻ học kém ở trường. Rose và các đồng nghiệp của ông thường cảm thấy chán nản vì các đề xuất của ông và cộng sự cho giáo viên thường ít có hướng dẫn cụ thể cần làm gì để giúp cho học sinh của họ. Cuối cùng Rose đã thành lập 1 nhóm để tạo ra các báo cáo hữu dụng hơn – dẫn đến sự ra đời của CAST

Các nhà nghiên cứu của CAST dần nhận ra vấn đề cốt lõi không nằm ở việc học tập ở học sinh, mà nằm ở chương trình học, tiến trình giảng dạy mà giáo viên thực hiện với học sinh. Thay vì sửa chữa học sinh, thì có thể dành thời gian để chỉnh sửa những kế hoạch giảng dạy, chỉnh sửa chương trình giảng dạy, chỉnh sửa tiến trình bài dạy. Cái nhìn sâu sắc này đã khơi dậy một mục tiêu mới: LOẠI BỎ CÁC RÀO CẢN TRONG VIỆC THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP.

Để khắc phục cho vấn đề này, Rose đã đề xuất ý tưởng về “Thiết kế chung (Thiết kế phổ quát) cho việc học tập” – Universal Design for Learning (UDL), nhằm thúc đẩy việc hỗ trợ cho tất cả trẻ em trong lớp học

Để thực hiện được mục tiêu này của UDL, CAST đã xác định và thông qua: 3 nguyên tắc chính của Thiết kế phổ quát.

3 nguyên tắc chính của Thiết kế phổ quát

  • Nhiều phương tiện trình bày: để cung cấp cho người học những cách khác nhau để thu nhận thông tin và kiến thức
  • Nhiều phương tiện diễn đạt: để cung cấp cho người học các lựa chọn có thể thay thế được những gì trẻ biết, trẻ làm được
  • Nhiều phương tiện tham gia: để khai thác sở thích của người học, đưa ra những thách thức thích hợp và tăng động lực, ý chí và nỗ lực trong quá trình tham gia vào tiết học

Các nguyên tắc UDL này có thể áp dụng cho mọi học sinh trong lớp học. Các lớp học truyền thống được chuẩn hóa với những tài liệu chỉ vỏn vẹn trong sách giáo khoa, được chuẩn hóa với hình ảnh học sinh ngồi đúng chỗ ngồi tập trung lắng nghe những thanh âm thao thao bất tuyệt từ Thầy Cô, bất chấp sự khác biệt của từng cá nhân.

UDL là sự thừa nhận rằng môi trường học tập kiểu mẫu như thế này không còn là một môi trường hiệu quả nữa. Điều quan trọng là với công nghệ ngày nay, có thể thừa nhận sự khác biệt giữa các học sinh.”

Những chia sẻ bên trên chính là lý do cần thiết sự ra đời của những phương pháp dạy học tích cực.

Mỗi đứa trẻ là khác biệt.

Vậy liệu có chương trình được thiết kế cho mọi đứa trẻ không?

Nếu có thì sẽ là một chương trình như thế nào?

Và được dựa trên nền tảng cơ sở khoa học về quá trình học tập nào?

Và có những phương pháp cụ thể nào có thể đáp ứng được?

Những câu hỏi này sẽ là chủ đề được chia sẻ ở các bài phía sau.

To be continue…

– Admin Phan Huệ-

Nguồn tham khảo: https://www.gse.harvard.edu/news/uk/08/12/importance-universal-design-learning

Nguồn hình ảnh: http://squareone.blog/universal-design-and-the-five-ws-and-how.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *